Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Số mệnh là do chính bản thân ta tự tạo nên!!!!!!!

Một ngày bình yên, một buổi gặp gỡ tình cờ với một thầy tu ở chùa tĩnh hội, thầy Tân. Thầy đã lý giải cho ta rất cặn kẽ khi ta hỏi: Số mệnh là do chính mình tạo nên hay do những đường chỉ trong lòng bàn tay hả thầy?. Thầy đã lý giải: Đường chỉ trong lòng bàn tay chỉ là một sự dự đoán tương đối, 50/50 thôi, điều đó còn tùy thuộc vào phước báo và duyên số trong quá khứ và tương lai, nghĩa là trong các đời sống kiếp trước mình đã trải qua, và đường chỉ tay thì cứ 6 tháng lại thay đổi một lần, vận mệnh xoay dời chứ không đứng yên một chỗ, mọi thứ cứ thay đổi, thay đổi rồi lại thay đổi, thật không thể nào đoán trước được. Và, Thầy Tân khẳng định: SỐ MỆNH LÀ DO CHÍNH BẢN THÂN MÌNH TỰ TẠO RA.Tất cả mọi điều đều do mình mà ra cả, không có bất cứ lý do gì để đổ thừa cho các yếu tố khác ảnh hưởng đến số mệnh của mình, tất cả tùy thuộc vào mình, tùy thuộc vào những việc mình làm để tạo nên cuộc sống, tạo nên số mệnh cho chính mình. Điều gì mà bản thân cố tận lực vượt qua, thì đó gọi là con đường tốt đẹp, suôn sẻ. Điều gì mà bản thân tự mình bỏ cuộc, không vượt qua được thì đó gọi là trắc trở, gian truân. Tất cả đều do chính mình tạo ra mà thôi. Thầy đã nêu ra 1 ví dụ như đại tướng, thì phải trải qua rất nhiều thử thách, rất nhiều hiểm nguy và phải luôn kiên trì đến cùng, thì kết quả cuộc đời mới có thể công thành danh toại, làm được điều kì diệu và tạo nên số mệnh vẻ vang cho chính mình được. TẤT CẢ SỐ MỆNH ĐỀU DO CHÍNH BẢN THÂN MÌNH TẠO NÊN. HÃY GHI NHỚ ĐIỀU ĐÓ!!!

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

Có thể sửa đổi tướng mệnh con người được chăng???

Có câu: “ Hữu tướng vô tâm, tướng tùy tâm diệt.
                Hữu tâm vô tướng, tướng tùy tâm sinh”

Nghĩa là: có tâm, có đức, có thể thay đối ít nhiều vận mệnh, nếu là tướng tốt, song người ấy làm ác, làm kẻ gian thì dễ gặp họa, tự họ phá tướng họ.

Đó là Lã bố đời Tam Quốc, một võ tướng đẹp đẽ, tài hoa nhưng đầy tham vọng, tham lam, phản phúc. Về sau bị Tào Tháo, Lưu Bị hợp tác xử chém.

Đó cũng là trường hợp Hạng Vũ đời Hán- Sở, tuy tướng đáng bậc vương hầu nhưng tự phụ, giết hại hàng vạn người ở Hàm Dương bị quân Lưu Bang chém tại Ô Giang.

……..

Một cách sửa tướng khác: mắt láo liên, nhìn trộm, đi nhón gót( tướng đạo tặc, gian phi); nếu đổi nghề sống hoàn lương thì tự động không còn rón rén, láo liên nữa. Vì đâu còn hành nghề gian ác mà láo liên?

Nếu anh ta kinh doanh phát đạt, giàu có thì cần đường hoàng, chỉnh tề giữ uy tín….Tướng số chuyển hướng dần. Làm một ông chủ cơ nghiệp mà giữ tướng cũ như tên ăn trộm thì ai mà dám liên doanh?

Bị tai nạn đi thẩm mỹ viện cũng là hình thức cải biên tướng mạo, nhưng cũng không cải mệnh số được.

Tai nạn làm chân què, bị hãm hại làm chân bị què như Tôn Tẩn (tướng quốc đời Xuân- Thu) không đường bệ nhưng tài thao lược, vẫn đáng mệnh tướng vì các bộ phận khác như đầu, mắt, thân….vẫn đầy đủ nét cốt cách quí tướng.

Sửa lỗ mũi cho cao, mắt, nhân trung cho sâu để giả tướng phong lưu, trung nghĩa……nhưng vẫn còn cái đầu nhọn, lỗ tai dơi, tai chuột, cái lưng vẹo, mắt ti hí …..cấu trúc liên hoàn, tổng thể thì làm sao đổi mệnh được!

Có người phá nốt ruồi ở sóng mũi ( hãm tài), nốt ruồi ở mi dưới mắt sát mũi( sát phu, hại tử) nhưng bị di căn, ung thư làm độc mà chết.

Nếu có sửa, cần sửa tâm tính, cốt cách.


Dẹp lòng tham, sẽ tự đổi mất tướng nhìn trộm, liếc xéo, ngó ngang ngó dọc..

Giữ tư cách sĩ diện, sống thanh bần, trọng nghĩ khí thì tự dưng tướng lom khom ( như kẻ hầu hạ) tự nhiên biến mất.

Làm điều thiện, tâm hồn sảng khoái, ung dung thì tự lộ cốt cách tiêu dao, an nhiên thanh thản.

Rèn luyện cơ thể thì dáng vẻ rắn rỏi, khí chất ôn hòa, sắc diện quan nhuận dễ làm người ta minh mẫn, năng động, ứng xử có chừng mực như bậc quân tử.

Có thể đổi khí sắc, biến tướng mệnh bằng “nội lực tự sinh” là điều hoàn toàn khoa học.

Vì sao?

Cơ thể yếu đuối, tâm tính hèn mọn, làm cho con người chây lười u tối ( hoặc tính toán lộn xộn, viễn vông) dẫn đến hành vi lừa đảo, định bóc ngắn cắn dài, chờ sung rụng…..là di họa.

Cải tiến cơ thể bằng cách tẩy rửa tâm hồn là việc cần làm.

Tướng mệnh có thể chữa được, nhưng nên chữa phần cốt cách, hành vi chứ không nên sửa bằng ngoại hình.
Sự hướng thiện sẽ làm thay đổi ánh mắt, dáng đi, cử chỉ.

Cuộc sống thanh cao, nghèo cho sạch, biết chăm chỉ, biết học điều hay sẽ sửa được mệnh bần hàn thành mệnh “đủ ăn, đủ mặc”.

Tướng mệnh học, xét cho cùng là khoa học về con người.

Hiểu Tướng mệnh để làm chủ vận mệnh, hướng tới Chân- Thiện- Mỹ, tức cái Thật, cái Hiền và cái Đẹp.
                                              Nguồn: www.somenh.com

Một số điều suy ngẫm!

Những nét tính cách con người:

1. Cho (muốn làm cho người khác hạnh phúc)/Nhận (muốn mọi người làm cho mình hạnh phúc)

2. Vật chất/Tinh thần. Vật chất: tìm thú vui trong ăn uống, tình dục, chơi bời... Tinh thần: tìm niềm vui trong tìm hiểu về kiến thức mới, sáng tạo.

3. Bảo thủ/Rộng mở. Bảo thủ: không muốn thay đổi, không muốn thử cái mới. Rộng mở: sẵn sàng thử những điều mới mẻ

4. Mơ mộng/thực tế. Mơ mộng: muốn tất cả mọi người ngồi đọc trang web BaiHocThanhCong hay các sách về Hạt giống tâm hồn. Thực tế: tối nay ăn gì, đi chơi ở đâu, đi chơi với ai.

5. Tình cảm/Lý trí. Tình cảm: Anh sẽ iêu iem suốt đời!/Lý trí: Anh sẽ iu iem chừng nào anh chưa chán.

6. Khó tính/Dễ tính (xuề xoà). Khó tính: để ý những tiểu tiết. Dễ tính: không để ý những tiểu tiết.

--------------------
Làm thế nào để có thành công và hạnh phúc?

 Con người có số phận hay không? Không phải riêng tôi mà chắc hầu như tất cả mọi người đều đặt ra câu hỏi này.

Và rất buồn (hay là rất vui) khi tôi nghiệm ra rằng: Có, quả là con người có số phận. Tôi nghiệm ra điều này nhờ sự trợ giúp của môn Tử vi (Trước đây tôi không tin là con người có số phận).

Tôi nghiệm ra rằng sớm hay muộn con người sẽ trở về với bản chất thật là mình và con người chỉ hạnh phúc nhất khi được là chính mình. Con người thật của mình (những ước muốn sâu thẳm của lòng mình) được soi rọi rất rõ qua tử vi.

Điều này có nghĩa là sao: Một người thích lợi dụng người khác/hay nhân hậu sớm hay muộn sẽ trở về với bản chất thích lợi dụng người khác/nhân hậu và chỉ cảm thấy hạnh phúc khi lợi dụng được người khác/nhân hậu. Nghe nản quá phải không? Nhưng sự thật đúng là vậy, tôi sẽ phân tích kỹ hơn về điều này trong một loạt các bài viết tới (vào cuối năm 2010 khi tôi có thời gian)

1. Hiểu rõ bản thân

a. Những nét tính cách trong con người chúng ta (chia thành các cặp đối ngẫu: bền trí/chóng chán, thẳng thắn/dối trá, biết nghĩ cho người khác/ích kỷ..)

b. Ta muốn gì? (phân tích về những cái con người muốn là sắc dục, tình cảm, làm dáng, khoe khoang, cống hiến, khảng định mình, vân vân và vân vân. Lưu ý: tiền bạc chỉ là phương tiện để đạt được mục đích về ăn uống, sắc dục, làm dáng, khoe khoang, tích trữ…)

c. Ta dùng phương tiện gì để đạt được điều ta muốn (làm việc chăm chỉ, tiết kiệm, dùng tài năng của bản thân, lợi dụng người khác, lừa dối vv… Ta có thể dựa vào ai? (tóm lại là không thể dựa vào ai được cả, chỉ có mình tự giúp mình, nhưng nhiều người thích dựa dẫm và lợi dụng người khác, đó cũng là 1 cách để họ đạt được mục đích)

Ta là ai, ta thực sự muốn gì, ta dùng những phương cách gì để đạt được mục đích của mình. Có những phương cách nào tốt hơn (lương thiện hơn) để giúp ta đạt được mục đích của mình hay không?

Có thể trang web sẽ đưa ra những lời khuyên cho từng mẫu người (phân chia theo tính cách của từng nhóm người) để giúp họ lựa chọn nghề nghiệp, công việc phù hợp hơn với tính cách của họ.

2. Bàn qua về chủ đề số phận:

Tôi muốn nói qua đôi chút về số phận. Tôi sẽ phân tích rất rất kỹ về vấn đề này trong loạt các bài viết mới của tôi (sẽ thực hiện viết vào cuối năm 2010)

Thực ra số phận của con người được quyết định bởi 3 điều này: Ta là ai (tính nết của ta như thế nào), ta thực sự muốn gì, ta dùng những phương cách gì để đạt được mục đích của mình.

Chắc có bạn sẽ thắc mắc: Nếu con người có số phận thì liệu có thể thay đổi được số phận hay không.

Câu trả lời là: cũng do số của từng người. Vì sao, để thay đổi được tính cách đòi hỏi đi kèm với 2 điều kiện:

1. Có tố chất/nền tảng tốt (na ná như là có lòng quyết tâm) trong con người đó.

2. Phải đau khổ đủ đến một mức nào đó, phải trả giá đắt cho một bài học nào đó, phải có một nhu cầu bức xúc cần thay đổi mình (tức là nguyên lý vật cùng tắc biến, lượng đổi chất đổi)

----------------

Những dự định viết bài:

Bài 1: Nền tảng của hạnh phúc và thành công

2 nền tảng cho hạnh phúc con người: một thân thể không đau và một tinh thần không loạn.
Muốn thành công thì phải trả giá bằng nỗ lực. Tham gì thì khổ đó: hám tiền thì khổ vì tiền, hám danh thì khổ vì danh (chấp nhận lời chê bai), hám sắc thì khổ vì sắc...

Bài 2: Bàn về tham, sân, si

Cội nguồn của những đau khổ của con người (theo đạo Phật) là do tham (tham lam), sân (tức giận) và si (ngu dốt, kém hiểu biết). Muốn hạnh phúc phải loại trừ 3 điều này tức là (1) Biết đủ, (2) Bình tĩnh, nhường nhịn (không nóng giận) và (3) có hiểu biết

Bài 3: Thế giới đang chìm đắm bởi lòng tham.

Sự tham lam đang điều khiển thế giới này. Con người ta đang bị cuốn theo cái vòng luẩn quẩn của lòng tham mà ít người biết dừng lại để tự hỏi: mình thực sự muốn gì?

Ai cũng muốn có biệt thự, xe hơi, danh vọng, thành công. Thấy người khác có, thấy người khác phô trương mình cũng them thuồng muốn có. Trong khi có thực sự là những thứ đó đem lại cho mình sức khoẻ và hạnh phúc hơn không và cái giá phải trả cho chúng là bao nhiêu.

Muốn hạnh phúc con người ta chỉ cần có 2 thứ: 1. Khoẻ mạnh và 2 Suy nghĩ tích cực, lạc quan (mà quan trọng nhất là biết đủ)

Tham gì thỉ khổ đó. Con người ta ngày chỉ ăn 3 bữa và tối chỉ có thể ngủ trên một chiếc gường.

Bài 4: Thay đổi suy nghĩ - khả năng kỳ diệu của con người

Con người có một khả năng kỳ diệu là có thể lái suy nghĩ của bản thân theo một hướng nhất định và nhờ đó con người có thể thay đổi cuộc đời theo ý muốn. Nhưng rất tiếc là ít khi chúng ta sử dụng khả năng này. Khi ta đau buồn, thất bại ta luôn có khuynh hướng suy nghĩ tiêu cực.

Cùng một sự việc nếu mình cho nó là đau khổ thì mình cảm thấy đau khổ, còn nếu mình cho nó là hạnh phúc thì mình sẽ cảm thấy hạnh phúc.

Bài 5: Lòng biết ơn là điều cần phải được học

Con người ta sinh ra ít người sẵn có lòng biết ơn. Vô ơn là bản tính vốn có của con người. Không nên đau khổ hay thất vọng nếu gặp một người vô ơn. Thông thường để có lòng biết ơn người ta thường quan sát hành động của chính bố mẹ mình. Sẽ đăng bài của Dale Carnegie nói về việc tác giả đã học được lòng biết ơn người khác từ bố mẹ mình như thế nào.

Bài 6: Hãy đầu tư tình cảm giống như đầu tư tiền bạc

Nhiều người than thân trách phận: Tại sao tôi trao cho anh ta (cô ta) tình yêu của tôi vậy mà tất cả tôi được nhận là sự phản bội?

Trước khi yêu thương, dành tình cảm hay tiền bạc cho một ai đó cần phải quan sát và phân tích thật kỹ xem người đó có xứng đáng để mình đặt niềm tin hay không.

Để mình phải đau khổ hay bị phản bội đã là lỗi tại mình, mình đã đặt niềm tin, dành thời gian, tình cảm, tiền bạc nhầm người. => Vậy thì người đáng trách chính là bản thân mình, không phải là một ai khác.

Bài viết 7: Những được và mất trong cuộc đời

Cuộc đời là một vòng nối tiếp nhau của những được và mất. Không bao giờ chỉ có được mà không có mất (và ngược lại). Vậy thì hãy vui vẻ đón nhận những mất mát như là một phần tất yếu của cuộc sống. Chấp nhận những mất mát nho nhỏ còn hơn là phải chịu những mất mát lớn sau này.

Bài viết 8: Giới thiệu về quyển sách "Chiến tranh tiền tệ" (Currency Wars) của nhà xuất bản trẻ

Cuốn sách vén bức màn sự thật về đồng tiền và những người nắm giữ đồng tiền (ngân hàng) đang là những thế lực làm chủ thế giới này. Cảm ơn anh Ngữ bên Ecolink đã giới thiệu cuốn sách này.

Bài viết 9: Đừng lo nghĩ về tương lai

Nhiều người lo âu thấp thỏm về những điều có thể xảy đến với mình trong tương lai. Không một ai có thể chắc chắn tương lai sẽ như thế nào, không một ai có thể chắc chắn chuyện gì đến với mình.

Lo lắng về tương lai không có ích gì. Điều duy nhất là mà bạn có thể làm cho tương lai đó là chuẩn bị cho mình có một sự khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần. Có được 2 thứ này bạn sẽ có được mọi thứ trong tương lai.

Cũng vậy, nhiều người lo cho con cái, lo cho người thân không biết tương lai sau này họ sẽ sống ra sao. Cái lớn nhất chúng ta có thể để lại cho con cái, cho những người thân chúng ta đó là dạy cho họ biết giữ gìn sức khoẻ và biết suy nghĩ tích cực lạc quan.

Bài viết 10: Hãy biết thương yêu đúng cách

Thương người mà không đúng cách còn nguy như là hại người. Chưa chắc cho tiền hay để lại tài sản là điều tốt. Thậm chí nó con gieo mầm cho những cái hoạ, những sự tranh giành xô xát sau này. Cái lớn nhất chúng ta có thể để lại cho con cái, cho những người thân chúng ta đó là dạy cho họ biết giữ gìn sức khoẻ và biết suy nghĩ tích cực lạc quan.

Bài viết 11: Không nên sống ôm đồm

Các nhân tự tảo môn tiền tuyết
Mạc quản tha nhân ôc thượng sương

Dịch:

Môi người tự quét tuyết trước cửa nhà mình, chớ quan tâm đến giọt sương trên nóc nhà người

Sinh sự thì sự sinh, bớt việc thì việc bớt

Hãy lo cho mình có một thân thể không đau, một tinh thần không loạn trước. Còn người khác giúp được đến đâu thì giúp, không giúp được cũng không sao. Đối với người khôn thì nói nửa câu cũng đủ hiểu, nhưng đối với người dại thì nói nghìn lời cũng vô ích. Vậy thì quan tâm làm gì, ôm đồm làm gì cho mệt cái thân xác ta ra.

Bài viết 12: Chỉ có thể khuyên bảo, dạy dỗ được những người có suy nghĩ giống mình

Dời non lấp bể không khó bằng thuyết phục một người không biết nghĩ.

Việc dạy dỗ, khuyên bảo chỉ có thể thực hiện được giữa những người có suy nghĩ giống nhau (một phần hay hoàn toàn giống nhau) mà thôi. Với những người có quan điểm sống khác nhau thì việc làm này chỉ là phí công vô ích thậm chí là mua thù chuốc oán.

Bài viết 13: Đâu là hạnh phúc bền vững

Ngoại vật và người khác chỉ đem lại hạnh phúc cho mình trong một thời gian ngắn ngủi. Một hạnh phúc lâu bền phải xuất phát từ chính bản thân. Một trong những cách để có được hạnh phúc lâu bền: (1) Cho ra thay vì nhận (2) Lao động, làm công việc mình yêu thích và (3) Biết đủ.

Bài viết 14: Phân biệt cái mình muốn và cái mình cần

Phân biệt cái mình muốn và cái mình cần rất quan trọng vì hạnh phúc là biết mình thực sự cần cái gì và có được cái mình cần

Bài viết 15: 4 tiêu chuẩn làm người (Đây cũng là 4 tiêu chuẩn chọn bạn đời)

1. Sức khoẻ tốt
2. Suy nghĩ tốt (suy nghĩ tích cực, biết đủ)
3. Làm việc tốt (chăm chỉ, chịu khó)
4. Cư xử tốt (nhường nhịn, biết nghĩ đến người khác)

Có được 4 tiêu chuẩn này thì bản thân mình sẽ có hạnh phúc và những người sống quanh mình cũng hạnh phúc.

Bài viết 16: Mọi chuyện có thể xấu hơn

Gặp một tai nạn nhỏ hay bị mất mát về tài sản hãy tự nhủ 3 điều này:

1. Của đi thay người, tai nạn nhỏ này đỡ (tránh) cho mình tai hoạ lớn
2. Mọi chuyện có thể xấu hơn. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Hãy tự nhủ may mà mình không gặp tai hoạ, hay mất mát những tài sản lớn hơn.
3. Đây là kinh nghiệm vô giá, một bài học để mình tránh những chuyện có thể tồi tệ hơn xảy. Và như vậy bài học mà mình vừa học được mình phải trả với giá còn rất rẻ phải không nào.

Bài viết 17: Suy nghĩ quyết định thành công và hạnh phúc

Suy nghĩ + Hành động + Lời nói => Thành công và hạnh phúc

Nhưng tất cả đều khởi nguồn từ suy nghĩ.

Suy nghĩ đẫn đến hành động. Bạn buồn chán thì làm sao có thể cố gắng làm được việc gì. Muốn hăng hái quyết tâm làm một việc gì thì trước tiên bạn phải "đả thông" tư tưởng. Bạn phải có một sự quyết tâm và niềm tin rằng sự quyết tâm của mình sẽ mang lại hiệu quả.

Suy nghĩ cũng dẫn đến lời nói và hành vi cư xử. Trong tâm bạn nghĩ thế nào thì lời nói và hành vi của bạn sẽ như vậy. Lời nói và hành vi sẽ mang lại hạnh phúc hay đau khổ cho cuộc đời bạn.

Bài viết 18: Bình luận câu "Ai chiến thắng không hề chiến bại"

Ai chiến thắng không hề chiến bại
Ai nên khôn chẳng dại đôi lần - Tố Hữu

Muốn có chiến thắng cần phải trải qua chiến bại trước. Sẽ rất nguy hiểm nếu chỉ biết đến chiến thắng mà không nếm mùi chiến bại vì chiến bại chắc chắn sẽ đến sau.

Vậy thì nên thất bại trước khi thành công hơn là thành công vang dội để rồi "ngã ngựa" sau này. Bóng đá là một minh chứng rất rõ trong chuyện này.

Sea Games 25 Malaysia thua Việt nam tan nát ở vòng bảng để rồi họ quật ngã Việt nam 1-0 ở trận chung kết, Việt nam trước đó toàn thắng (hoặc hoà) oanh liệt ở vòng loại và ở bán kết.

19. Phép thử của tình yêu chân thật

Phép thử của tình yêu chân thật là sự hy sinh. Kẻ chỉ biết đòi hỏi ở người mình yêu là kẻ ích kỷ, chỉ yêu bản thân mình.

Khi yêu ta coi hạnh phúc, đau khổ của người mình yêu chính là hạnh phúc của mình. Muốn biết một người nào đó có yêu mình thật lòng hay không hãy thử xem họ có dám hy sinh một lợi ích nào đó vì mình hay không. Cũng vậy, muốn biết mình có thật lòng yêu ai hay không thì hãy tự hỏi mình có dám bỏ ra một cái gì đó để người mình yêu có hạnh phúc hay không.

Có thể đăng bài của Nguyễn Duy Cần về chuyện này.

20. Yêu thương đúng cách

Yêu thương ai là để cho người đó sống đúng theo ước nguyện của họ, để cho họ là đúng con người họ và phát huy đúng sở trường, mong ước và khả năng của họ.

Yêu thương ai mà bắt người đó phải sống theo ý của mình là một điều bất công với người đó và bất công với chính bản thân. Còn muốn người khác sống theo ý của mình là còn đau khổ. Đau khổ vì điều đó không bao giờ thực hiện được. Người “bị” mình yêu cũng cảm thấy bức xúc vì họ phải sống để chiều theo ý muốn của mình.

Hãy để cho cây hồng trổ hoa hồng, cây lan trổ hoa lan. Đừng bắt điều ngược lại.

Nhiều người mẹ yêu thương con và cứ nghĩ con mình mãi là một đứa trẻ con và muốn nó sống theo ý muốn. Đó không phải là yêu thương mà là giam cầm nó. Hãy để cho nó được sống tự do và phát huy hết sở trưởng của nó.

Một ngày nào đó nó phải ra đi để tự lập và để đi tìm hạnh phúc cho chính cuộc đời nó. Có ai muốn con mình mãi mãi ở với mình không. Khi mình già yếu liệu mình có yêu thương đứa con của mình mãi được không.

Khi người con trai tách riêng ra tự lập, khi cô dâu về nhà chồng, cha mẹ nào cũng buồn. Nhưng việc đó là cần thiết để người con trai và người con gái bắt đầu một cuộc sống mới của mình.

Con chỉ là vị khách, nó ở trong nhà mình chỉ là tạm thời, khi nó đủ lông đủ cánh nó sẽ bay đi để tìm hạnh phúc cho chính nó.

21. Vợ chồng là do duyên nợ:

Ưng nhau rồi, mình cũng muốn rồi, nhưng "ông trời" không thương, không tạo cơ hội, điều kiện và chất xúc tác đủ mạnh cho 2 người gần nhau để họ hiểu nhau và có tình cảm với nhau thì cũng đành chịu.

Xét về một mặt nào đó, 1 động lực đủ mạnh để người con trai đến với người con gái, hay 1 động lực đủ mạnh để người con gái đến với người con trai cũng đòi hỏi chữ "duyên". Không có chữ "duyên" thì tình cảm 2 người chỉ dừng lại ở mức có cảm tình hay thích (trong tâm tưởng), chưa thể hiện ra thành hành động biểu lộ tình cảm giữa 2 người.

Đến được với nhau lúc đầu rồi cũng tiếp tục cần chữ "duyên" để sau đó 2 người có thể vượt qua được những khó khăn, thử thách (từ phía gia đình, bố mẹ, bạn bè và từ chính bản thân...) để nên duyên vợ chồng.

Xong phim rồi (lấy nhau rồi), chữ "duyên" sẽ hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó là giúp 2 người thành vợ thành chồng. Lúc này chữ "nợ" chữ "nghiệp" sẽ trả lời là cuộc sống chung đụng, gần gũi, va chạm nhau trong cuộc sống hàng ngày giữa 2 người có mang lại hạnh phúc cho họ hay không.
                                                                                                       Nguồn: http://www.somenh.com/