Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

CHỮA BỆNH TRÌ TRỆ

Trì trệ là thói quen luôn trì hoãn công việc, nhiệm vụ của mình đến phút chót (nước đến chân mới nhảy để rồi 99% là quay cuồng chìm nghỉm). Nó có thể cản trở bạn trong rất nhiều thứ, như bỏ lỡ nhiều cơ hội trong công việc, nó khiến cho bạn luôn cảm thấy căng thẳng, thất bại rồi oán giận hay tội lỗi, rùi lại còn đổ lỗi cho người khác cũng như mình, lại thêm căng thẳng, tâm trạng…
Bài viết này sẽ tìm hiểu về nguồn gốc gây bệnh trì trệ và đưa ra một số lời khuyên thiết thực để vượt qua nó.
Nguyên nhân thứ nhất
Đầu tiên, nguyên nhân chính của thói quen trì trệ là việc lúc nào bạn cũng nghĩ rằng mình phải bắt buộc làm một việc gì đó. Khi bạn nhắc nhở mình điều này cũng có nghĩa là ngầm định rằng bạn bị ép buộc phải làm việc đó. Kết quả là tự nhiên trong bạn sẽ nảy sinh cảm giác oán trách và muốn nổi loạn. Khi đó thói quen trì trệ sẽ xuất hiện như là một cơ chế để bảo vệ bạn khỏi những cảm giác tiêu cực (nỗi đau) đó. Nếu việc đó có thời hạn (deadline) mà bạn không bắt đầu làm việc luôn thì càng gần đến ngày đó, cảm giác tiêu cực, đau đớn trong bạn sẽ càng lớn đến mức không thể chịu nổi.
Giải pháp cho nguyên nhân thứ nhất này là bạn nên biết và chấp nhận quan điểm là mình không phải làm bất cứ việc gì mà bản thân mình không muốn. Mặc dù có thể có những hậu quả nghiêm trọng (nếu bạn không làm việc đó) nhưng bạn luôn có quyền được lựa chọn. Không ai ép buộc phải làm công việc theo cái cách mà bạn đang làm cả. Bạn được như bây giờ cũng chính là kết quả cũng tất cả những lựa chọn, quyết định của riêng bạn, phải không? Nếu không thích công việc, cuộc sống bây giờ thì bạn luôn được quyền đưa ra quyết định khác, và nó sẽ dẫn tới những kết quả khác. Lưu ý là có một số lĩnh vực, khía cạnh khác của cuộc sống mà bạn không trì trệ chút nào, điều này xảy ra đối với cả những người bệnh nặng nhất. Ví dụ như bạn có thể chưa bao giờ bỏ qua buổi phát sóng nào của một chương trình TV yêu thích (“Sex and the city” chẳng hạn, hihi), hoặc là bạn vẫn đều đặn hàng ngày đọc tin và tham gia thảo luận ở một diễn đàn nào đó trên mạng. Trong tất cả những trường hợp trên, bạn luôn là người có quyền tự do lựa chọn. Do vậy, nếu bạn chọn trì hoãn làm một việc nào đó mà bạn phải làm thì hãy nhớ rằng đó là … vì bạn muốn thế, là mong muốn của chính bản thân bạn. Bạn sẽ thấy bớt cảm giác trì trệ nếu bạn thực sự chủ động, cởi mở và tự do lựa chọn công việc cho mình.
Nguyên nhân thứ hai
Nguyên nhân thứ hai là bạn luôn nghĩ rằng mình phải hoàn thành một nhiệm vụ rất to lớn, và như vậy thì gần như chắc chắn là bạn sẽ lại trì hoãn nó. Khi bạn phải tập trung nghĩ về ý tưởng hoàn thành một nhiệm vụ mà bạn không hiểu rõ tất cả công đoạn của nó thì sẽ làm nảy sinh cảm giác ngập lụt (overwhelm dịch là gì cho đúng nhỉ?). Từ đó bạn luôn gắn cảm giác tiêu cực này với công việc và trì hoãn nó càng lâu càng tốt. Ví dụ như nếu bạn tự nói với mình “Tôi phải phát hành một trò chơi mới cho năm nay” hoặc là “Tôi phải sửa cái lỗi này” thì chắc là bạn sẽ lại overwhelm rồi lại trì hoãn nó.
Giải pháp cho vấn đề này là bạn hãy nghĩ về việc bắt đầu làm một phần nhỏ của công việc thay cho việc lúc nào cũng nghĩ rằng bạn phải hoàn thành toàn bộ việc đó. Hãy thay câu hỏi “Làm thế nào để tôi hoàn thành nó đây?” bằng “Công đoạn nhỏ đầu tiên mà tôi có thể bắt đầu ngay bây giờ là gì?” (Đoạn ví dụ này có ý trùng lặp, ko cụ thể lắm, tôi cắt phéng đi) Bạn có thể bắt đầu chỉ bằng việc nặn ra vài ý tưởng, lập một danh sách những mục đích nho nhỏ mà bạn muốn đạt được. Đừng bận tâm về việc phải hoàn thành bất cứ cái gì. Chỉ tập trung vào những gì bạn có thể bắt đầu làm, ngay từ bây giờ. Nếu bạn cứ lặp đi lặp lại như vậy, cuối cùng sẽ đến lúc bạn bắt đầu làm phần việc cuối cùng và kết thúc nó cũng là hoàn thành xong cả nhiệm vụ lớn lao kia.
Nguyên nhân thứ ba là do bạn quá cầu toàn. Ý nghĩ rằng bạn sẽ phải phát hành một phần mềm hoặc làm một website hoàn hảo sẽ khiến cho bạn thậm chí là không thể bắt đầu làm việc được. Tin rằng mình sẽ phải làm một cái gì đó hoàn hảo, lí tưởng sẽ khiến có bạn trở nên căng thẳng, và gắn cảm giác đó với nhiệm vụ mà bạn đang muốn lẩn tránh đó. Như thế thì bạn sẽ trì hoãn công việc cho đến khi nào có thể, để trong thời gian đó bạn có thể tìm ra giải pháp nào đó. Lúc này bạn không có thời gian để hoàn thành việc một cách hoàn hảo nữa, thì bạn tự giải thoát bằng cách tự nói với mình rằng giá mà bạn có đủ thời gian … Nếu bạn không có một cái thời hạn cụ thể nào thì chắc là bạn sẽ trì hoãn nó vô thời hạn. Nếu bạn vẫn chưa bắt đầu viết chương trình mà bạn cho rằng mình cần phải viết, có phải đó là do bạn quá cầu toàn?
Bạn hãy nghĩ rằng mình chỉ là một con người mà thôi. Liệu bạn có tìm ra được phần mềm nào hoàn hảo về mọi mặt? Tôi chắc là không! Hãy nhận ra rằng một việc chưa hoàn hảo bạn làm được trong ngày hôm nay thì luôn tốt hơn là một thứ hoàn hảo đang bị trì hoãn vô thời hạn. Nguyên nhân cầu toàn cũng có nhiều liên quan nguyên nhân thứ hai đã nói ở trên. Hãy thay hình ảnh về một nhiệm vụ to lớn, hoàn hảo trong đầu bạn bằng chỉ một công đoạn nhỏ đầu tiên và không hoàn hảo. Bản thảo đầu tiên có thể rất là sơ lược, nhưng bạn luôn có thể hiệu chỉnh nó về sau.
Nguyên nhân thứ tư là ý nghĩ rằng làm việc sẽ lấy đi của bạn nhiều thứ, chẳng hạn như những thú vui trong cuộc sống. Bạn sẽ nghĩ là, để hoàn thành dự án này, liệu bạn có phải dẹp bỏ tất cả những quan tâm, thú vui khác của mình sang một bên? Bạn có nói với mình rằng bạn sẽ phải sống tách biệt, phải làm việc nhiều giờ trong hàng ngày, bạn không bao giờ được gặp gia đình và không có chút thời gian nào để giải trí cả? Đó hiển nhiên không phải là một động cơ tốt để làm việc, tuy nhiên nhiều người lại mắc phải nó, đặc biệt là những lập trình viên. Và khi đó, căn bệnh trì trệ rất dễ nảy sinh.
Cách giải quyết tốt nhất chỉ đơn giản là làm ngược lại. Trước hết, hãy giữ những thú vui cuộc sống và xây dựng công việc của bạn xung quanh chúng. Điều này có vẻ sẽ khiến công việc của bạn không được năng suất lắm, nhưng liệu pháp tâm lí ngược này thực ra rất có hiệu quả. Hãy phân bổ thời gian trong một tuần của bạn cho gia đình, cho các thú vui giải trí, cho tập thể dục, những hoạt động xã hội và sở thích cá nhân trước. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn có đủ thời gian cho những gì mình yêu thích nhất. Sau đó thì bạn mới sắp xếp thời gian còn lại cho công việc. Những con người thành đạt trong bất cứ lĩnh vực nào đều là những người có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn và làm việc ít hơn so với những người khác.
Nếu coi thời gian làm việc là nguồn tài nguyên quí hiếm thay vì coi là một con quái vật lần chiếm hết mọi khía cạnh khác của cuộc sống, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy cân bằng hơn và sẽ làm việc hiệu quả hơn rất nhiều. Người ta đã chỉ ra rằng, thời gian làm việc tối ưu cho một tuần đối với hầu hết các lập trình viên là 40-45 giờ. Làm việc nhiều hơn thực ra lại phản tác dụng về cả năng suất lẫn động cơ làm việc. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chỉ cho mình làm vài giờ trong một tuần? Nếu tôi nói với bạn rằng “Bạn chỉ được phép làm 10 giờ trong tuần này?” Khi đó cảm giác bị tước bỏ sẽ xoay chiều, thay vì nghĩ rằng công việc tước bỏ đi thời gian giải trí, bạn có thể đang nghĩ rằng mình bị tước bỏ đi công việc. Bạn sẽ thay câu nói “Tôi muốn chơi” bằng “Tôi muốn làm việc”, khi đó bạn sẽ trở thành một người hăng hái với công việc hơn bao giờ hết, bệnh trì trệ cũng tự nhiên biến mất.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của bản thân!

            
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để hoàn thiện.
Điểm mạnh:
-         Một con người sống có đạo đức.
-         Học hành giỏi, hiểu bài nhanh, thông minh, khả năng cày cuốc đáng nể.
-         Con nhà gia giáo, sống có văn hóa
-         Đối xử tốt với bạn bè.
-         Khả năng lắng nghe cực tốt
-         Khả năng hài hước cực tốt
-         Nhận thức, phân biệt đúng sai.
-         Cách nghĩ về tiền bạc, niềm tin về thành công đang tiến bộ.

Điểm yếu:
-         Lập trường chưa vững vàng.
-         Chưa thực sự TIN TƯỞNG
-         Còn sợ hãi nhiều thứ: Sợ già, sợ bị chỉ trích, sợ mất yêu thương, sợ nghèo đói, sợ bị ảnh hưởng tiêu cực.
-         Chưa học được cách tự chủ bản thân, vô kỷ luật, làm việc thiếu trách nhiệm.
-         Làm việc theo cảm xúc, chưa thực sự theo lý trí.
-         Lo lắng quá nhiều về mọi thứ, trong hiện tại và tương lai, đa phần đều là những chuyện vô ích.
-         Khả năng quan sát, học hỏi còn kém.
-         Khả năng nói chuyện, giao tiếp còn kém.
-         Khả năng giải quyết vấn đề, đề ra giải pháp còn kém.
-         Khả năng thu hút, gợi cảm còn kém.
-         Khả năng quản lý thời gian, quản lý tiền bạc, quản lý cơ hội còn kém.
-         Còn quá thụ động trong nhiều vấn đề của cuộc sống.
-         Ra quyết định còn chậm chạp và phụ thuộc.
-         Khả năng kiểm soát các vấn đề, các mối quan hệ, trong cuộc sống còn chưa ổn.
-         Tính cách chưa thực sự quyết đoán, kiên trì, tự chủ. Đây là những điểm yếu chết người nếu không sửa chữa.
-         Bản tính tự ái, tự tôn còn quá cao, chưa thực sự tự chủ trong nhiều hoàn cảnh.
-         Cảm xúc chưa thật ổn định, còn bất ổn trong nhiều hoàn cảnh chủ quan và khách quan.
-         Khả năng làm chủ suy nghĩ còn rất hạn chế, việc loại bỏ hoàn toàn suy nghĩ xấu chưa thành công.
-         Còn chần chừ, do dự chưa dám quyết trong nhiều vấn đề.
-         Vô kỷ luật, chưa hoàn thành đúng những việc đề ra trong ngày, việc thực hiện còn rất chậm chạp, lề mề.

GIẢI PHÁP ĐỀ RA:
-         Kiên trì, quyết đoán, tự chủ, tự tin trong mọi hoàn cảnh.
-         Ra quyết định dứt khoát, không hối hận.
-         Kỷ luật quân đội, đúng giờ, chính xác.
-         Quan sát, học hỏi, không sợ sai lầm.
-         Hành động, chiến lược, hành động.
-         Niềm tin đúng đắn, phù hợp mục tiêu.
-         Giá trị sống phù hợp mục tiêu.
-         Quản lý cảm xúc bản thân.
-         Tập trung vào giải pháp chứ không phải là vấn đề.
Hệ thống giá trị sống đến bây giờ:
-         Tình yêu
-         Lý tưởng sống
-         Tài sản ( sự nghiệp+ tiền tài+ danh vọng)
-         Việc yêu thích
-         Gia đình
-         Mối quan hệ + bạn bè
-         Sáng tạo ý tưởng mới
-         Giá trị bản thân
-         Giúp người khác
-         Sự tôn trọng
-         Khám phá thế giới

 Câu hỏi đặt ra: Tôi sẽ là ai trong 1,2,3,5,10, hay 20 năm nữa?
Hình mẫu tôi muốn trở thành?
Tôi muốn thành một con người năng động, phong độ, đầy bản lĩnh, tự tin, lập trường vững vàng, mạnh mẽ, quyết đoán, kiên trì theo đuổi ước mơ của mình đến cùng, dù cho có cực khổ khó khăn thế nào đi nữa. Tôi muốn quá trình đó phải thật thú vị, hào hứng làm tôi say mê đến mất ăn mất ngủ, lao vào làm việc như điên dại, đó mới chính xác là điều tôi mong muốn. Một thứ gì đó thật là say mê, thật là điên dại,… Một con người theo đuổi một ý tưởng mới điên rồ nhưng say mê, hay theo đuổi một quá trình làm giàu đầy thử thách gian truân, vượt qua bao khó khăn trở ngại vẫn kiên trì đến cùng với mục đích mà tôi đã quyết định thực hiện. Tôi không hề muốn mang danh là một người hay bỏ dở nữa chừng, tôi muốn chuyện gì ra chuyện đấy, đã làm là phải làm tới cùng, cho dù hoàn cảnh hiện tại như thế nào đi chăng nữa. Đã quyết định là phải làm tới cùng, bằng không thì thật đáng hổ thẹn với lương tâm mình. Như vậy thì tôi mới có thể tự hào vì tôi đã không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ từ bỏ điều mình mong muốn.
      Vì vậy, tôi viết ra là để định hình tính cách tích cực trong tôi, tôi muốn trở thành mẫu người luôn biết cầu tiến, học hỏi từ mọi thứ, học từ sai lầm, học từ thất bại và luôn đứng dậy mỗi khi bị quật ngã… Tôi muốn chính là một con người như thế, không chịu đầu hàng trước mọi hoàn cảnh, dù cho hoàn cảnh tồi tệ như thế nào đi chăng nữa. Nhất định vượt qua, nhất định thực hiện được lời hứa của mình.
Những nhân vật tôi mô phỏng:
1.     Donald Trump
2.     Vikrom Kromadit
3.     Anthony Robbin
4.     Hoàng Minh
5.     Henry Ford

Cảm nhận và cái nhìn chính xác về bản thân tôi !!!

Bây giờ tôi không còn là một đứa con trai ba lơn nữa, mà tôi đã biết suy nghĩ và hành động vì điều gì rồi. Tôi không còn là 1 thằng suốt ngày ăn, chơi, ngủ, coi tivi, chơi game... mà tôi đã biết gia đình mình có nhiều chuyện cần phải vượt qua sóng gió trong thời gian này, cụ thể là ba tôi đang bị đau nặng, không biết có qua khỏi hay không, vấn đề là thời gian mà thôi. Bây giờ, với tư cách là một đứa con của Hoàng Minh, Trương Thị Diệu Hiền, Tôi, Hoàng Nhật Long đã biết mình là ai, vị trí trong xã hội của mình như thế nào rồi, tôi đã biết về tự hào gia đình, những người thân trong gia đình đã đối xử tốt với ba tôi như thế nào, điều này làm tôi rất rất tự hào về gia đình tôi, một gia đình VĂN HÓA đúng mực. Vì đã biết xuất phát điểm và niềm tự hào Dòng Họ, niềm tự hào GIA ĐÌNH, nên Tôi quyết định phải cải cách, phải thay đổi chính bản thân mình ngay bây giờ để là một thành viên làm rạng danh gia đình Hoàng Minh, Trương Thị Diệu Hiền. Tôi, Hoàng Nhật Long nhất định sẽ làm rạng danh gia đình tôi, và cả gia tộc Họ Hoàng này. Đây chính là một trong các mục tiêu suốt đời của tôi.Tôi chính xác bây giờ là 2 bàn tay trắng, không vốn liếng, không tiền bạc, không mối quan hệ, không địa vị,... Chỉ có 2 Chỗ dựa duy nhất đó là: Tôi và chính Gia đình tôi. Tôi mới chỉ có 2 thứ đó, ngoài ra vẫn còn rất nhiều chuyện phải làm để đạt được điều tôi muốn. 
                  Vậy nên bây giờ tôi viết bài đăng đầu tiên để định hình lại tất cả những gì tôi có cho đến ngày hôm nay, ngày 28/8/2011, sau hơn 20 năm sống trên đời, tôi đã được gì và chưa được gì. 
    Đầu tiên, Đạo đức và gia phong nếp nhà là những điều căn bản mà tôi lĩnh hội được, đến Hạnh phúc Gia đình và những bài học kinh nghiệm từ người thân trong gia đình. Tôi còn học được cách để vươn lên, học cách tự học không dựa dẫm vào bố mẹ, luôn vươn lên học tập giỏi giang, và luôn đứng trong top đầu của lớp, nếu tính chuyện học hành không thì thành tích học tập của tôi khiến hàng trăm nghìn người thèm muốn, chưa tính đến cả 3 anh em tôi. Thứ 2 đó chính là một cảm giác hạnh phúc mà gia đình đem lại, những con người gắn bó hòa thuận trong nhà, những tiếng cười sảng khoái, thoải mái, những điều này dạy tôi cách sống đạo đức, cách sống hòa thuận và luôn tạo tiếng cười trong gia đình. Tiếp theo đó chính là những bài học đối nhân xử thế mà ba má đã làm gương cho 3 anh em tôi. Chỉ cần nhìn vào cách ba má tôi đối xử với ông bà, thì tôi đã biết học cách hiếu thảo, lễ phép và tôn trọng người khác, và có những cái nhìn tôn trọng ba má, chưa kể người ngoài đã tôn trọng ba má tôi như thế nào, vì sao? Vì ba má tôi biết cách sống trên đời, sống có tình nghĩa, có trước có sau, có trên dưới, giúp đỡ mọi người nên được trả ơn. Tôi còn có gì nữa? Tôi còn có những người bạn tốt, những người tôi tin tưởng và trung thành, những người luôn chiến đấu cùng chiến hào với tôi, hoạn nạn, khó khăn, hạnh phúc có nhau. Và tôi cũng tự hào vì điều đó. Tiếp theo, tôi có một ý chí tiến thân đầy tham vọng, một khát vọng làm giàu lớn lao, chỉ cần đợi HÀNH ĐỘNG là tôi sẽ đạt được chúng. Tôi có tất cả những điều đó, cái bây giờ tôi phải làm là HÀNH ĐỘNG, dù cho mọi chuyện thế gian như thế nào, tôi cũng sẽ đi theo con đường của tôi, và trên hết tôi sẽ rèn ý chí bản thân một cách vững vàng, đủ sức vượt qua mọi khó khăn trở ngại. 
           Những điều chưa tốt của bản thân, Cái nguy hiểm nhất chính là NIỀM TIN SAI LẦM, tôi đã có thời tồn tại những niềm tin sai lầm, làm hại bản thân nguy hiểm cực kì, tàn phá chính tâm hồn tôi cực kì ghê gớm, mặc dù biết sai nhưng sức mạnh nó quá lớn, quá dai dẳng. NHƯNG bây giờ thì khác, tôi đã hoàn toàn kiểm soát và LOẠI BỎ NHỮNG NIỀM TIN SAI LẦM đó rồi, và THAY THẾ CHÚNG BẰNG NHỮNG NIỀM TIN ĐÚNG ĐẮN, CÓ LỢI cho tôi. Đây chính là bước phát triển nhảy vọt của bản thân tôi, là sự chuyển đổi mạnh mẽ nhất tôi có. Tiếp theo, cái chưa tốt của tôi chính là nhìn sự việc một cách phiến diện, đơn chiều, chưa suy xét kĩ các vấn đề mà đã vội vàng, chưa có lập trường vững vàng và chắc chắn. Để cải thiện điều này, CẦN THIẾT NHẤT LÀ RA QUYẾT ĐỊNH, có những quyết định QUYẾT ĐOÁN và DỨT KHOÁT, MẠNH MẼ. Tôi cần chúng. Và hành động dựa trên những quyết định đó, dù cho nó đúng đắn hay sai lầm trong tương lai, nhưng nếu tôi đã quyết định điều gì thì tôi sẽ làm tới cùng, tôi tin chúng và sẽ làm tất cả để đạt được chúng. Một yếu tố nữa tôi muốn nhắc đến, đó chính là các mối quan hệ, điều này trong thời gian qua tôi đã làm cực kì kém, và tôi nhận ra quy luật của nó rất đơn giản: CHO LÀ NHẬN. Quy luật mối quan hệ cực kì đơn giản, chỉ cần tôi HÀNH ĐỘNG thì mọi việc sẽ tự đến thôi, căn bản là tôi đã không hành động trong thời gian qua, lại chỉ ngồi nghĩ, đứng núi này trông núi nọ, vậy thì mọi việc chẳng bao giờ tiến bộ lên được, chỉ cần nhớ 1 quy luật về mối quan hệ: CHO LÀ NHẬN và HÀNH ĐỘNG thì tôi chắc chắn sẽ đạt được điều tôi muốn. 
           Nói đúng hơn bài viết này chính xác là nêu ra những điều trong lòng tôi, những điều tôi tự hào và những điều tôi còn bâng khuâng, do dự chưa thực hiện được. Nhưng một khi đã viết ra, chắc chắn tôi sẽ làm được những điều tôi muốn, có được những đức tính tôi muốn có, có những thứ tôi muốn có, có những mối quan hệ tôi muốn... Và quan trọng nhất chính là HÀNH ĐỘNG để cảm thấy cuộc sống ý nghĩa biết bao nhiêu.